a
Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Bố cục nhà ở hợp phong thủy

Yêu cầu cơ bản về phong thủy phía bên trong nhà ở là: có ánh sáng tự nhiên, thông gió, sạch sẽ, mỹ quan, hài hòa đáp ứng được nhu cầu sinh lý và tâm lý của gia chủ.

Yêu cầu đầu tiên khi thiết kế, phân chia các không gian đó là dựa trên diện tích để chia bố cục hợp lý. Nhà có diện tích nhỏ thì không nên chia quá nhiều phòng, khiến căn phòng không hài hòa, cân xứng với số lượng người ở, gây cảm giác chật chội, tù túng.
Bởi yêu cầu cơ bản của phong thủy đó là phải tạo cho không gian sống trong nhà luôn thông gió, sáng sủa, sạch sẽ… Những điều này không chỉ giúp các không gian được sắp xếp khoa học mà cách thiết kế hợp lý còn có lợi cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
phong thủ, nhà ở, bố cục, thiết kế, không gian, diện tích
Nhà có diện tích nhỏ thì không nên chia quá nhiều phòng, khiến căn phòng không hài hòa, cân xứng với số lượng người ở, gây cảm giác chật chội, tù túng
Phần trung tâm của ngôi nhà không nên "ưu tiên" cho không gian như phòng tắm, phòng bếp. Luồng khí đi vào nhà sẽ đi thẳng vào khu vực trung tâm và "tán" đi đến các không gian khác. Vì thế, khu vực phòng tắm và phòng bếp dễ gây ô nhiễm bởi việc tắm táp, nấu nướng gây ra việc "ô nhiễm" luồng khí của cả ngôi nhà.
Theo cách phân chia của các chuyên gia phong thủy, thì không gian trong nhà chia thành 2 loại: không gian riêng tư (phòng ngủ, phòng làm việc, phòng tắm) và không gian chung (phòng khách, phòng bếp, phòng ăn)…
Hướng Nam và Đông Nam được xem là những hướng đẹp theo phong thủy, vì thế bạn nên đặt những không gian riêng tư như phòng ngủ, phòng làm việc ở hướng này để có đủ ánh sáng và sự thông thoáng, tốt cho sức khỏe con người.
Việc phân chia hợp lý tối thiểu có bốn nguyên tắc như sau:
1. Phần trung tâm nhà không được đặt phòng tắm, phòng bếp để tránh toàn bộ nhà bị ô nhiễm.
2. Đặt những phòng quan trọng (như phòng ngủ, phòng đọc) ở phía Nam hoặc phía Đông Nam có đủ ánh sáng và thông gió, mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ. Đặt các phòng khách, bếp ăn, phòng tắm ở phía bắc hay tây bắc. Nếu có tầng trên tầng dưới thì đặt phòng khách ở tầng một.
3. Bếp là nguồn gây ô nhiễm không khí chính trong ngôi nhà, cửa sổ nhà bếp không được đặt thông với cửa sổ phòng ngủ. Nếu được như vậy, phòng ngủ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi không khí từ bếp thải ra.
4. Nếu nhà rộng, có nhiều phòng để chọn lựa, tất nhiên sẽ rất thuận tiện, bạn có thể chọn lựa được vị trí tốt nhất. Còn nếu nhiều người ở chung trong một ngôi nhà chật, có thể khắc phục, phát huy tính năng động chủ quan của con người bằng cách dùng những hình thức như quây ngăn, chắn các đồ dùng gia đình để phân chia phòng thành các không gian khác nhau, khiến một phòng có nhiều công dụng.
"Quây" có nghĩa là dùng những thứ như đồ dùng gia đình như màn gió quây lấy một không gian nhỏ trong một không gian lớn hoặc là dùng những cách làm có tính tượng trưng về mặt thị giác hay thính giác, ngăn lấy một khoản không gian mong muốn, khiến mọi người không có cảm giác thay đổi gì lớn, nhưng thực tế là có cách biệt với không gian ban đầu.
"Ngăn" có nghĩa là dùng tủ, bệ, bình phong, cây cảnh chia không gian lớn thành những khu vực nhỏ với những chức năng khác nhau.
"Chắn" là dùng đồ dùng gia định, nhựa tổng hợp, cửa xếp ngăn chia ra các khu vực có chức năng khác nhau khá nhiều, nhưng không gian lớn vẫn thông với nhau.


1 nhận xét: